Thiết bị nâng có khả năng thay thế sức người để nâng hạ và di chuyển các đồ vật, hàng hóa hay vật cồng kềnh từ vị trí này sang vị trí khác.
1. Kiểm định thiết bị nâng là gì?
Thiết bị nâng nói chung và cầu trục, cần trục, cổng trục nói riêng là một trong những loại máy móc có yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn để đảm bảo an toàn lao động theo quy định của pháp luật. Mặc dù thiết bị có đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất lao động những đi kèm theo đó là nguy cơ cao gây mất an toàn lao động. Chính vì vậy, trước khi các thiết bị này được đưa vào sử dụng chúng cần được tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn.
Cũng theo quy định, thiết bị nâng cầu trục, cần trục, cổng trục thuộc danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh – Xã hội ban hành. Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị nâng với tiêu chí mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng.
2. Lợi ích khi kiểm định thiết bị
- Đảm bảo an toàn đối cho người lao động: Vì thiết bị có nguy cơ gây mất an toàn cao cho người sử dụng, do vậy việc kiểm định chính là cách để đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị: Kiểm định còn là cách để phát hiện sự cố kịp thời khắc phục sai sót giúp thiết bị hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật: Thiết bị nằm trong danh mục bắt buộc phải được tiến hành kiểm định an toàn theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
- Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Đơn vị thực hiện hoạt động kiểm định còn nâng cao vị thế doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tạo được lòng tin đối với khách hàng.
3. Kiểm định thiết bị khi nào?
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. Quy trình kiểm định thiết bị
Quy trình kiểm định thiết bị nâng như cầu trục, cần trục, cổng trục được các tổ chức kiểm định thực hiện theo QTKĐ:09-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
- Bước 2: Kiểm tra bên ngoài;
- Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
- Bước 4: Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
- Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho các loại thiết bị nâng đặt lên hệ nổi làm việc.
5. Thời hạn kiểm định
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm.
- Đối với thiết bị nâng cầu trục, cần trục, cổng trục có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
6. Ai được phép kiểm định thiết bị?
Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thực hiện kiểm định an toàn thiết bị nâng cầu trục, cần trục, cổng trục là minh chứng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam của doanh nghiệp.
7. Chi phí kiểm định thiết bị
Chi phí kiểm định thiết bị tối thiểu được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào đặc tính kỹ thuật của thang máy.
Bên cạnh đó, Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) bảo đảm thời gian thực hiện đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhanh gọn trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực của ISO/IEC với mức chi phí hợp lý, cùng sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, khách quan, giàu kinh nghiệm, từng qua đào tạo bài bản có kinh nghiệm áp dụng thành công dịch vụ.
8. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
STT | Tên văn bản |
1 | QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng. |
2 | QCVN 30: 2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục. |
3 | TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. |
4 | TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007) Cần trục – Từ vựng – Phần 1: Quy định chung. |
5 | TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ. |
6 | TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng |
7 | TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung. |
8 | TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện. |
9 | TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn. |
10 | TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung. |
11 | TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. |
Lý do chọn Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) là đơn vị kiểm định thiết bị nâng kiểu cầu?
- Chúng tôi đã được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng cầu trục, cần trục, cổng trục.
- Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình kiểm định.
- Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) là một đơn vị có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị nâng kiểu cầu đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
- Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.