Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Nồi gia nhiệt dầu là thiết bị dùng để gia nhiệt cho dầu tải nhiệt lên nhiệt độ cao mà nguồn nhiệt cung cấp là do sự đốt nhiên liệu, nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến quá trình tuần hoàn khép kín của dầu tải nhiệt.

Đây là một loại thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất và chế tạo. Để đảm bảo an toàn và năng suất cho quá trình vận hành nồi hơi thì phải kiểm định an toàn theo định kì. Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định an toàn nồi gia nhiệt dầu uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

1. Kiểm định nồi gia nhiệt dầu là gì?

Vì hoạt động với công suất nhiệt cao, áp lực lớn khả năng gây tai nạn, thương vong cao nên nồi gia nhiệt dầu được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội liệt kê vào danh mục Các thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2019. Chính vì vậy nồi gia nhiệt dầu bắt buộc phải kiểm định kỹ thuật an toàn.

Kiểm định an toàn nồi gia nhiệt dầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị đó theo quy định của Nhà nước nhằm kiểm tra thiết bị đảm bảo an toàn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Chỉ đơn vị được có thẩm quyền và chức năng mới được thực hiện hoạt động kiểm định.

2. Vì sao phải kiểm định?

Việc kiểm định an toàn nồi gia nhiệt dầu mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng như:

  • Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc,
  • Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị,
  • Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc
  • Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

3. Kiểm định thiết bị khi nào?

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

  • Khi sử dụng lại các nồi đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi;
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

4. Quy trình kiểm định nồi gia nhiệt dầu

Khi kiểm định nồi gia nhiệt dầu, tổ chức kiểm định được tiến hành theo QTKĐ:02-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước:

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
  • Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
  • Bước 4: Kiểm tra vận hành;
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý:

  • Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng đối với các loại nồi gia nhiệt dầu có áp suất làm việc của dầu lớn hơn 0,7 bar thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Quy trình này không áp dụng cho các nồi gia nhiệt dầu đặt trên tàu hỏa, tàu thủy và các phương tiện vận tải khác.

5. Thời hạn kiểm định

  • Thời hạn kiểm kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
  • Đối với nồi đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.

6. Đơn vị cần chuẩn bị gì lúc kiểm tra thiết bị?

  1. Giấy tờ kiểm định, kê khai số lần kiểm định trước đó, nếu có các biên bản đề nghị kiểm định sớm hay các thủ tục có liên quan đến việc bảo trì hay sửa chữa thiết bị đều phải chuẩn bị sẵn để kiểm tra.
  2. Cho hệ thống dừng hoạt động trước đó 1 thời gian,để thời gian cho lò tản nhiệt, mở hết cửa không buồng đốt cùng cửa thông giáo và lớp bảo ôn bọc xung quanh lò.
  3. Cho người có trách nhiệm vận hành lòđể cung cấp thông tin cần thiết cho công tác kiểm định
  4. Nếu chủ cơ sở không có mặt cần người được giao trọng trách và có thẩm quyền ở lại xử lý và ký kết vào văn bản kiểm định

7. Ai được kiểm định và chi phí thực hiện?

Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I là đơn vị đã được Bộ Lao động thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận có đủ khả năng và điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định. Ngoài nồi nhiệt dầu, chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ theo quy định của Bộ LĐTBXH. Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kiểm định viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu sẽ giúp tìm ra được bất thường ở thiết bị và kịp thời xử lý.

Chi phí kiểm định nồi gia nhiệt dầu của được Nhà nước quy định chi phí tối thiểu tại Thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng của thiết bị. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định nồi gia nhiệt dầu có thay đổi.

Lý do chọn Kiểm định TCI là đơn vị kiểm định nồi gia nhiệt dầu?

  • Chúng tôi đã được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thiết bị.
  • Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình kiểm định.
  • Kiểm định TCI là một đơn vị có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
  • Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

STT Tên văn bản
1 QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực.
2 TCVN 7704: 2007 – Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
3 TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
4 TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
5 TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.
6 TCVN 6158:1996 – Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng yêu cầu kỹ thuật.
7 TCVN 6159:1996 – Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng – phương pháp thử.
8 TCVN 6008-2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
9 TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
10 TCVN 9358: 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

 

Bài viết liên quan

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng Nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C được BLĐTB-XH quy định là danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. 1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng là gì? – Nồi hơi là thiết bị dùng để sản xuất

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình vận hành, sử dụng cũng như an toàn cho người lao động, kiểm định đường ống dẫn hơi nước, nước nóng là quy định bắt buộc đối với bất cứ đơn vị nào sử dụng thiết bị. Vậy kiểm định hệ thống đường ống dẫn hơi

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực 1. Giới thiệu về Bình chịu áp lực Bình chịu áp lực hay thiết bị áp lực là thiết bị tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học hoặc là bình chứa dạng kín dùng để chứa chất lỏng, khí, khí hóa lỏng, hóa chất…. Áp suất trong thiết bị luôn cao hơn áp suất bên ngoài khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là hệ thống thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học điều chế, tồn trữ các chất khí, khí hóa lỏng và nạp vào bình chịu áp lực có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Theo quy

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh 1. Hệ thống lạnh là gì?  Hệ thống lạnh là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế là yêu cầu bắt buộc đã được Bộ LĐTBXH quy định rõ tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH. Các tổ chức y tế, bệnh viện và trung tâm thăm khám chữa bệnh trên toàn quốc bắt buộc phải thực hiện kiểm định. 1. Hệ

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cần trục, cổng trục

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cần trục, cổng trục

21/06/2023

Thiết bị nâng có khả năng thay thế sức người để nâng hạ và di chuyển các đồ vật, hàng hóa hay vật cồng kềnh từ vị trí này sang vị trí khác. 1. Kiểm định thiết bị nâng là gì? Thiết bị nâng nói chung và cầu trục, cần trục, cổng trục nói riêng là một trong những loại máy móc có yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn để

Kiểm định kỹ thuật an toàn Pa lăng điện, Pa lăng kéo tay

Kiểm định kỹ thuật an toàn Pa lăng điện, Pa lăng kéo tay

21/06/2023

1. Pa lăng điện, pa lăng kéo tay? Được sử dụng nhiều lĩnh vực sản xuất thi công trong xưởng, khai thác mỏ, nông nghiệp, điện lực, xây dựng cũng như việc lắp đặt máy móc, bốc dỡ hàng, nâng hạ hàng trong các nhà ga, bến tàu, kho bãi. Ngoài ra, Pa lăng còn được dùng để hỗ trợ sửa chữa máy móc thiết bị. Là một trong những

Số điện thoại
0915459656