Quan trắc môi trường lao động là một quá trình đo kiểm môi trường lao động, theo dõi và kiểm tra có chọn lọc theo hệ thống từ những chỉ số thành phần trong môi trường.
Quan trắc môi trường lao động (Đo kiểm môi trường lao động) là gì?
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố quan trọng môi trường lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Mục đích của đo kiểm quan trắc môi trường lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức đo kiểm quan trắc môi trường lao động. Từ đó đề ra các biện pháp pháp lý, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, người lao động; thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
Khắc phục, kiểm soát các yếu tố có hại phát sinh tại nơi làm việc nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Đồng thời trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết để bảo vệ người làm việc khỏi các yếu tố có hại trong môi trường làm việc.
Quan trắc môi trường lao động được quy định tại:
Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động”
Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Không quan trắc môi trường lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động quan trắc môi trường lao động:
Trích từ Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
Tần suất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
Theo khoản 2, Điều 7 trong Nghị định 39/2016/NĐ-CP
Người sử dụng lao động phải chủ động lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đo đạc, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần 1 năm, nghĩa là phải đo kiểm quan trắc môi trường lao động mỗi năm tối thiểu 1 lần; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
Quy định pháp lý về quan trắc môi trường lao động
Căn cứ pháp lý
– Hoạt động quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật của nhà nước và các quy chuẩn Việt Nam về môi trường lao động, tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn lao động cho đội ngũ nhân viên cũng như tạo được thiện cảm với khách hàng.
– Quản lý được môi trường, an toàn lao động, giảm và tránh được nghề nghiệp cũng như tai nạn lao động, tuân thủ theo quy định của thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn bao gồm trách nhiệm của các bên trong việc quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, Ggảm gánh nặng làm việc, đặc biệt là chi phí ngân sách cho các cơ quan nhà nước trong việc thanh, kiểm tra.
– Bộ luật lao động
Điểm c, khoản 1, điều 138: Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc của cơ sở lao động để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
– Luật An toàn vệ sinh lao động
Khoản 4, Điều 16 luật An toàn vệ sinh lao động quy định: Hằng năm hoặc khi cần thiết đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, đô đạc, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp khắc phục về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, khắc phục và giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Điều 18: Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
Đơn vị nào bắt buộc phải quan trắc môi trường lao động
Tất cả các cơ quan, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp dệt – may, công nghiệp gỗ, chăn nuôi, thực phẩm, công nghiệp sắt thép, công nghiệp điện tử, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện… có sử dụng lao động đều phải quan trắc môi trường lao động.
Các yếu tố có hại cần quan trắc môi trường lao động
- Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã nêu đầy đủ về nguyên tắc thực hiện đo kiểm quan trắc môi trường lao động là Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại đã được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
- Đối với ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và ngành nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm đã được quy định trong các văn bản của Bộ lao động thương binh xã hội, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my (Ergonomics) quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
Mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định tại Phụ lục I – Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
– Quy định trong phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trắc môi trường lao động thông thường: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi mịn, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại và nhóm yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ergonomics. Nhưng tựu trung lại được phân thành các nhóm sau:
Nhóm yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt.
Nhóm yếu tố vật lý trong môi trường lao động: Ánh sáng, tiếng ồn, độ rung chuyển, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại…)
Nhóm yếu tố bụi trong môi trường lao động: Bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi mịn…
Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc trong môi trường lao động, hóa chất độc hại.
Nhóm yếu tố vi sinh trong môi trường lao động.
Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động,…
Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động, ecgonomy.
Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động
Bước 1: Tiếp nhận thông tin được doanh nghiệp cung cấp, khảo sát thực tế và báo giá.
Bước 2: Hai bên thống nhất hợp đồng và sắp xếp thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Bước 3: Tiến hành đo quan trắc môi trường lao động.
Bước 4: Tiến hành phân tích đánh giá kết quả quan trắc môi trường lao động.
Bước 5: Hoàn thiện, trả Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động (nếu có) và Hồ sơ quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp, đưa ra kiến nghị cho doanh nghiệp.
Hoàn thành quy trình đo kiểm quan trắc môi trường lao động trong vòng 15 ngày, có thể nhanh hơn theo yêu cầu của quý khách hàng và phương pháp thực hiện.
Thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động
- Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, gửi các báo cáo công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất kinh doanh có trụ sở chính và nơi làm việc việc như sau:
- Báo cáo Sở Lao động- thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
- Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.