Huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 05/2021/TT-BCT

20/06/2023

Huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 05/2021/TT-BCT

Hiện nay, các sự cố do điện hay tai nạn điện gây ra ngày càng phổ biến. Nhằm giảm thiểu tình trạng này và cung cấp những kiến thức cơ bản về an toàn điện, Công ty cổ phần Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt Kiểm định TCI) đã xây dựng và triển khai công tác huấn luyện an toàn điện cho mọi học viên, đặc biệt là những người lao động làm việc trong môi trường có nhiều thiết bị điện hay tham gia vào những quy trình sản xuất, công nghiệp cần sử dụng nguồn điện áp lớn.

Quy định về huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện được quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/08/2021.

1. Tại sao phải huấn luyện an toàn điện?

  • Khóa huấn luyện là yêu cầu bắt buộc đã được quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH và Thông tư 05/2021/TT-BCT.
  • Cung cấp kiến thức, kỹ năng về an toàn điện; vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện…
  • Kịp thời đưa ra cảnh báo mất an toàn điện, nhận diện những nguy cơ do điện gây ra và có cách phòng tránh, xử lý phù hợp,
  • Chấp hành theo quy định của pháp luật về huấn luyện, đào tạo an toàn điện.

2. Ai phải tham gia huấn luyện an toàn?

  1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dân điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
  2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
  3. Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.

3. Nội dung huấn luyện an toàn điện

3.1: Nội dung huấn luyện chung về an toàn điện

  1. Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
  2. Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
  3. Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
  4. Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
  5. Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

Bên cạnh đó, những đối tượng làm các công việc khác liên quan về điện như: người làm công việc vận hành đường dây; người làm công việc vận hành thiết bị, trạm điện; người làm công việc xây lắp điện,… lại có nội dung huấn luyện khác

3.2: Nội dung huấn luyện phần thực hành

  • Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
  • Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
  • Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.

4. Thời gian huấn luyện an toàn điện

Huấn luyện lần đầu:

  • Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ.

Huấn luyện định kỳ:

  • Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ.

Huấn luyện lại:

  • Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.

5. Địa điểm huấn luyện an toàn điện

  • Tại địa điểm Công ty cổ phần Công ty cổ phần Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt Kiểm định TCI)
  • Tại công trường, nhà máy của đơn vị hoặc địa điểm do hai bên thỏa thuận.

6. Thẻ an toàn điện có thời hạn bao lâu?

  • Sau khi kết thúc khóa huấn luyện an toàn điện và vượt qua kỳ thi sát hạch, học viên sẽ được cấp Thẻ an toàn chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn điện theo đúng quy định pháp luật.
  • Thẻ có giá trị sử dụng trong vòng 2 năm và sau đó học viên phải tham gia huấn luyện lại.

7. Lợi ích khi tham gia khóa huấn luyện

Đối với học viên:

  • Biết cách xử lý các tình huống mất an toàn điện xảy ra,
  • Biết cách sơ cứu cơ bản khi gặp người bị tai nạn điện,
  • Biết cách tự bảo vệ bản thân, những người xung quanh kiểm soát được các yếu tố có thể gây tai nạn điện trong quá trình làm việc.
  • Cho phép bạn sử dụng quyền của mình một cách hiệu quả,
  • Nâng cao uy tín của bạn đối với khách hàng,
  • Bạn được hoàn thiện các kinh nghiệm, kỹ năng thông qua những tình huống thực tiễn.

Đối với doanh nghiệp:

  • Nâng tầm của doanh nghiệp,
  • Góp phần nâng cao năng suất, giảm thời gian nghỉ làm việc do bệnh tật và tai nạn/nâng cao nhận thức về an toàn điện trong toàn tổ chức,
  • Giúp nhân viên tích cực làm việc an toàn, cải thiện môi trường làm việc,
  • Tạo được lòng tin đối với người lao động, khách hàng.

Lý do chọn công ty cổ phần Công ty cổ phần Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt Kiểm định TCI)  là đơn vị học an toàn điện?

  • Chúng tôi được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn,vệ sinh lao động (Hạng C).
  • Bài giảng sinh động, đầy đủ hình ảnh, video, thường xuyên cập nhật kiến thức mới theo Luật và quy định hiện hành.
  • Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức cho học viên.
  • Trang thiết bị hỗ trợ huấn luyện an toàn đầy đủ, hỗ trợ học viên thực hành một cách tốt nhất.
  • Có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ trước và sau khóa học hoàn toàn miễn phí, nhiệt tình và trách nhiệm.
  • Chi phí huấn luyện linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Bài viết liên quan

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng Nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C được BLĐTB-XH quy định là danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. 1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng là gì? – Nồi hơi là thiết bị dùng để sản xuất

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu Nồi gia nhiệt dầu là thiết bị dùng để gia nhiệt cho dầu tải nhiệt lên nhiệt độ cao mà nguồn nhiệt cung cấp là do sự đốt nhiên liệu, nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến quá trình tuần hoàn khép kín của dầu tải nhiệt. Đây là một loại thiết

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình vận hành, sử dụng cũng như an toàn cho người lao động, kiểm định đường ống dẫn hơi nước, nước nóng là quy định bắt buộc đối với bất cứ đơn vị nào sử dụng thiết bị. Vậy kiểm định hệ thống đường ống dẫn hơi

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực 1. Giới thiệu về Bình chịu áp lực Bình chịu áp lực hay thiết bị áp lực là thiết bị tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học hoặc là bình chứa dạng kín dùng để chứa chất lỏng, khí, khí hóa lỏng, hóa chất…. Áp suất trong thiết bị luôn cao hơn áp suất bên ngoài khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là hệ thống thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học điều chế, tồn trữ các chất khí, khí hóa lỏng và nạp vào bình chịu áp lực có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Theo quy

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh 1. Hệ thống lạnh là gì?  Hệ thống lạnh là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế là yêu cầu bắt buộc đã được Bộ LĐTBXH quy định rõ tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH. Các tổ chức y tế, bệnh viện và trung tâm thăm khám chữa bệnh trên toàn quốc bắt buộc phải thực hiện kiểm định. 1. Hệ

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cần trục, cổng trục

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cần trục, cổng trục

21/06/2023

Thiết bị nâng có khả năng thay thế sức người để nâng hạ và di chuyển các đồ vật, hàng hóa hay vật cồng kềnh từ vị trí này sang vị trí khác. 1. Kiểm định thiết bị nâng là gì? Thiết bị nâng nói chung và cầu trục, cần trục, cổng trục nói riêng là một trong những loại máy móc có yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn để

Số điện thoại
0915459656