Huấn luyện an toàn hóa chất theo NĐ 113-2017 NĐ-CP

20/06/2023

Huấn luyện an toàn hóa chất theo NĐ 113-2017 NĐ-CP

Huấn luyện An toàn hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP

Hóa chất ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tai nạn cho người sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp cần cập nhật kiến thức an toàn hóa chất cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, người lao động cần phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất mới đủ điều kiện làm việc với hóa chất.

Hiểu được tầm quan trọng của công tác huấn luyện, Công ty cổ phần Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt Kiểm định TCI) tổ chức khóa huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP với những nội dung như sau:

1. Tại sao phải huấn luyện an toàn hóa chất?

  • Chấp hành theo quy định của pháp luật: Huấn luyện an toàn hóa chất được quy định tại NĐ113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, hay có liên quan về hóa chất… nếu người lao động không được huấn luyện sẽ vi phạm và bị xử phạt theo quy định.
  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn: Tham gia khóa huấn luyện người lao động sẽ biết cách làm việc an toàn với hóa chất, biết cách phòng chống, cũng như nhận diện các mỗi nguy hiểm, kịp thời đưa ra cảnh báo trong quá trình làm việc.
  • Giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Việc thực hiện huấn luyện an toàn hóa chất là giúp doanh nghiệp giảm thiếu chi phí do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến cho công ty.
  • Nâng tầm doanh nghiệp: Với doanh nghiệp không huấn luyện an toàn thì chắc chắn không tạo được lòng tin với khách hàng và người lao động, từ đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển kinh doanh. Vì thế huấn luyện an toàn nói chung và an toàn hóa chất nói riêng đóng vai trò rất quan trọng.

2. Đối tượng huấn luyện an toàn hóa chất

  • Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP bao gồm:

Nhóm 1,

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  • Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.

Nhóm 2,

  • Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
  • Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

Nhóm 3,

  • Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến hóa chất.

3. Nội dung khóa huấn luyện hóa chất theo Nghị Định 113

Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.

Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1:

  • Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.

Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:

  • Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  • Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
  • Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:

  • Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
  • Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
  • Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
  • Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất;…

4. Thời gian huấn luyện an toàn hóa chất

  • Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

5. Chứng nhận an toàn hóa chất do ai cấp?

Kết thúc khóa huấn luyện và vượt qua bài kiểm tra cuối khóa, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn hóa chất. Giấy chứng nhận do Công ty cổ phần Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt Kiểm định TCI) và có giá trị sử dụng trên toàn quốc.

6. Kết thúc khóa huấn luyện học viên được gì?

  • Hiểu biết về các quy định xử lý hóa chất và quy trình bao gồm vận chuyển, ứng cứu tràn đổ, khử trùng và xử lý.
  • Biết cách tự bảo vệ bản thân, những người xung quanh kiểm soát được các yếu tố có thể gây tai nạn hóa chất.
  • Được hoàn thiện các kinh nghiệm, kỹ năng thông qua những tình huống thực tiễn.
  • Nhận diện được các yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan đến hóa chất từ đó có thể cải thiện môi trường làm việc an toàn.
  • Biết cách ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, kịp thời đưa phương án xử lý khi gặp sự cố.

7. Lý do chọn Công ty cổ phần Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt Kiểm định TCI) là đơn vị huấn luyện an toàn hóa chất?

  • Chúng tôi được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Hạng C).
  • Bài giảng sinh động, đầy đủ hình ảnh, video, thường xuyên cập nhật kiến thức mới theo Luật và quy định hiện hành.
  • Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức cho học viên.
  • Trang thiết bị hỗ trợ huấn luyện an toàn đầy đủ, hỗ trợ học viên thực hành một cách tốt nhất.
  • Có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ trước và sau khóa học hoàn toàn miễn phí, nhiệt tình và trách nhiệm.
  • Chi phí huấn luyện linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Bài viết liên quan

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng Nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C được BLĐTB-XH quy định là danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. 1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng là gì? – Nồi hơi là thiết bị dùng để sản xuất

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu Nồi gia nhiệt dầu là thiết bị dùng để gia nhiệt cho dầu tải nhiệt lên nhiệt độ cao mà nguồn nhiệt cung cấp là do sự đốt nhiên liệu, nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến quá trình tuần hoàn khép kín của dầu tải nhiệt. Đây là một loại thiết

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình vận hành, sử dụng cũng như an toàn cho người lao động, kiểm định đường ống dẫn hơi nước, nước nóng là quy định bắt buộc đối với bất cứ đơn vị nào sử dụng thiết bị. Vậy kiểm định hệ thống đường ống dẫn hơi

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực 1. Giới thiệu về Bình chịu áp lực Bình chịu áp lực hay thiết bị áp lực là thiết bị tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học hoặc là bình chứa dạng kín dùng để chứa chất lỏng, khí, khí hóa lỏng, hóa chất…. Áp suất trong thiết bị luôn cao hơn áp suất bên ngoài khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là hệ thống thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học điều chế, tồn trữ các chất khí, khí hóa lỏng và nạp vào bình chịu áp lực có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Theo quy

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh 1. Hệ thống lạnh là gì?  Hệ thống lạnh là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế là yêu cầu bắt buộc đã được Bộ LĐTBXH quy định rõ tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH. Các tổ chức y tế, bệnh viện và trung tâm thăm khám chữa bệnh trên toàn quốc bắt buộc phải thực hiện kiểm định. 1. Hệ

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cần trục, cổng trục

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cần trục, cổng trục

21/06/2023

Thiết bị nâng có khả năng thay thế sức người để nâng hạ và di chuyển các đồ vật, hàng hóa hay vật cồng kềnh từ vị trí này sang vị trí khác. 1. Kiểm định thiết bị nâng là gì? Thiết bị nâng nói chung và cầu trục, cần trục, cổng trục nói riêng là một trong những loại máy móc có yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn để

Số điện thoại
0915459656