Kiểm định áp kế lò xo (Kiểm định đồng hồ đo áp suất)
Áp kế là thiết bị dùng để đo áp suất khí quyển, khi ở trên cao áp suất khí quyển thấp làm nước tăng và ngược lại. Nó có thể đo được áp suất gây ra bởi khí quyển bằng cách dùng nước, khí hoặc thủy ngân. Xu hướng thay đổi của áp suất có thể dự báo ngắn hạn trong dự báo thời tiết. Nhiều đo đạc của áp suất khí quyển được dùng trong phân tích thời tiết bề mặt để tìm ra các rãnh, vùng áp cao…
Theo quy định, áp kế kiểu lò xo thuộc danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định do Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam ban hành và thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
KIỂM ĐỊNH ÁP KẾ LÒ XO LÀ GÌ?
Kiểm định áp kế nói chung, áp kế lò xo nói riêng là biện pháp kiểm soát về đo lường do tổ chức kiểm định phương tiện đo được chỉ định thực hiện để đánh giá, xác nhận áp kế đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH ÁP KẾ LÒ XO?
Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị.
Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. (Thông tư 07/2019/TT-BKHCN)
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
Áp kế kiểu lò xo (bao gồm: áp kế, áp – chân không kế, chân không kế) có phạm vi đo từ -0,1 MPa đến 250 MPa, độ chính xác từ 1% đến 6 % được kiểm định theo ĐLVN 08: 2011 – Quy trình kiểm định Áp kế kiểu lò xo.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài:
Áp kế cần kiểm định phải ở tình trạng hoạt động bình thường, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng, không bị ăn mòn, rạn nứt, han gỉ, kim không bị cong hoặc bị gãy, mặt số, ren, đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng.
Kính của áp kế cần kiểm định không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc số chỉ. Kính có thể làm bằng vật liệu trong suốt khác nhưng phải giữ được sự trong suốt đó trong điều kiện làm việc lâu dài.
Vỏ của áp kế cần kiểm định dùng trong môi trường khí nén phải có chỗ thoát khí để khí thoát dễ dàng khi lò xo bị phá hỏng, chỗ thoát khí phải có màng chắn bụi.
Trên áp kế cần kiểm định phải ghi đầy đủ: đơn vị đo, hãng sản xuất, số phương tiện đo, môi trường đo, độ chính xác/cấp chính xác, …
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật:
Đơn vị đo lường áp suất chính thức là Pascan (Pa) và các đơn vị đo lường áp suất khác được pháp luật quy định.
Giới hạn đo trên của áp kế cần kiểm định.
Giá trị độ chia của thang đo.
Việc đánh số thang đo phải thích hợp với vạch chia.
Ở trạng thái không làm việc, kim chỉ thị phải áp sát vào chốt tỳ trùng với vạch “0” hoặc lệch với vạch “0” một giá trị không vượt quá sai số cơ bản cho phép.
Bước 3: Kiểm tra đo lường:
Áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu, trình tự và phương pháp sau đây:
Sai số cơ bản cho phép khi kiểm định.
Sai số khi tăng và khi giảm áp suất.
Sai số đàn hồi.
Thời gian chịu tải…
Bước 4: Xử lý kết quả:
Áp kế lò xo sau khi kiểm định đạt yêu cầu theo quy trình được cấp giấy chứng nhận kiểm định và được dán tem kiểm định.
Áp kế lò xo không đạt theo quy trình thì không cấp giấy chứng nhận đồng thời xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
Chu kỳ kiểm định áp kế lò xo là 01 năm.