Bàn nâng là một thiết bị nâng dùng để nâng, hạ hàng. Bàn nâng bao gồm các cơ cấu, bộ phận chủ yếu như: mặt sàn, hệ khung đế, hệ thống khung nâng (có thể là dạng xếp hình chữ X một hay nhiều tầng, dạng trụ hoặc dạng càng đỡ…), hệ thống dẫn động (thủy lực, cơ khí…).
1. Kiểm định an toàn bàn nâng là gì?
Kiểm định an toàn bàn nâng là một trong những công tác kiểm định không thể thiếu trong quá trình vận hành sử dụng các thiết bị bàn nâng, Do đó để đảm bảo chất lượng bàn nâng cũng như các quá trình vận hành đảm bảo an toàn nhất đòi hỏi cần tiến hành kiểm định, kiểm tra.
Kiểm định bàn nâng hay kiểm định an toàn kỹ thuật bàn nâng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong quá trình vận hành thiết bị.
Theo quy định của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, bàn nâng là thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đơn vị sử dụng bàn nâng không thực hiện kiểm định sẽ bị xử phạt và có thể đình chỉ hoạt động nếu để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng có liên quan đến thiết bị.
2. Tại sao phải kiểm định thiết bị?
Như đã nói ở trên, việc kiểm định thiết bị là yêu cầu bắt buộc của pháp luật vì thế doanh nghiệp hay cá nhân có sử dụng thiết bị thì phải kiểm định. Việc kiểm định bàn nâng mang đến nhiều lợi ích như:
- Đảm bảo an toàn đối với người lao động trong khi làm việc, phòng tránh tai nạn có thể xảy ra.
- Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị, không làm ảnh hưởng đến tiến độ, năng suất công việc.
- Giảm chi phí phải sửa chữa, thay thế thiết bị hay mua mới; cũng như không phải chi trả cho người lao động do tai nạn.
- Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật chính là doanh nghiệp đang nâng tầm vị thế của mình, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
3. Kiểm định thiết bị khi nào?
Hiện có 3 hình thức kiểm định an toàn bàn nâng được sử dụng:
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Quy trình kiểm định bàn nâng
1. Các bước kiểm định thiết bị
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng, tổ chức kiểm định tiến hành theo QTKĐ:11-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt bàn nâng, sàn nâng
- Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài;
- Kiểm tra vị trí lắp đặt, hệ thống điện điều khiển. Các biện pháp an toàn
- Kiểm tra sự phù hợp các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật so với hồ sơ.
- Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu và bộ phận của bàn nâng. Các kết cấu kim loại khung chịu lực, sàn nâng. Các mối hàn, mối ghép bulong, đinh tán.
- Kiểm tra Puly, cáp và các chi tiết cố định
- Kiểm tra kỹ thuật hệ thống thủy lực: Xilanh, đường ống
- Xem xét báo cáo kết quả đo điện trở nối đất và cách điện
- Kiểm tra các cơ cấu an toàn, bảo vệ
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu: nâng, hạ sàn công tác.
- Hệ thống thủy lực.
- Hệ thống dẫn động và hệ thống điều khiển thiết bị
- Hệ thống phanh.
- Các thiết bị an toàn.
Bước 4: Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
- Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
- Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
- Lập biên bản kiểm định bàn nâng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định bàn nâng cho đơn vị sử dụng.
Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho các loại bàn nâng đặt lên hệ nổi làm việc.
2. Thời hạn kiểm định
- Thời hạn kiểm định định kỳ là không quá 02 năm. Đối với bàn nâng có thời hạn sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
3. Quy chuẩn, Tiêu chuẩn áp dụng
STT | Tên văn bản |
1 | TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng- thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. |
2 | TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện. |
3 | TCVN 4755: 1989, Cần trục – Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực. |
4 | TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn. |
5 | TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung. |
6 | QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ; |
7 | BSEN 1570:1998+A2: 2009 – Safe requirements for lifting table (yêu cầu an toàn đối với bàn nâng). |
4. Đơn vị được kiểm định thiết bị?
Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là một trong những loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện. Do đó chỉ có các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc kiểm định thiết bị bàn nâng này.
Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) là một trong những đơn vị kiểm định uy tín khắp cả nước, khi đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy phép hoạt động về lĩnh vực kiểm định an toàn. Kiểm định bàn nâng nói riêng cũng như các thiết bị khác nói chung, LDT đều tiến hành theo các bước đã được quy định rõ. Vì thế, khách hàng hoàn toàn có thế yên tâm và chất lượng dịch vụ của chúng tôi. Bên cạnh đó, Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) có một số ưu thế nổi bật như:
- Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình kiểm định.
- Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
- Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.