Kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng, xe nâng người

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng, xe nâng người

Nhằm đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình sử dụng, cũng như kịp thời khắc phục các sự cố Bộ LĐTBXH đã liệt kê xa nâng hàng nằm trong danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI)  là đơn vị có đầy đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định theo quy định của pháp luật.

1. Xe nâng hàng là gì?

Xe nâng hàng là thiết bị di chuyển bằng bánh lốp, dùng để nâng, hạ tải theo khung dẫn hướng (3.4.4 TCVN 7772:2007). Khoảng cách trọng tâm tải: là khoảng cách theo phương ngang từ tâm tải đến khung tựa của bàn trượt.

Xe nâng hàng được sử dụng nhiều trong các kho bãi, xưởng sản xuất để di chuyển hàng hóa bằng càng nâng chuyên dụng với nhiều sức tải và chiều cao nâng, hạ khác nhau.

2. Kiểm định an toàn xe nâng hàng là gì?

Kiểm định xe nâng hàng còn được gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng. Là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe nâng dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Cũng theo quy định của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, xe nâng hàng thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.

3. Tại sao phải kiểm định xe nâng hàng?

Các cá nhân, doanh nghiệp có sử dụng xe nâng hàng khi thực hiện kiểm định an toàn thiết bị sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành không gặp tai nạn, sự cố.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển, không bị gián đoạn hay vận chuyển chậm đến khách hàng.
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bởi Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.
  • Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm

4. Các hình thức kiểm định thiết bị?

Hiện nay có 3 hình thức kiểm định an toàn xe nâng hàng bao gồm:

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

Kiểm định là hoạt động thẩm định tình trạng xe nâng hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng có đảm bảo an toàn hay không. Đồng thời trong quá trình kiểm định cũng phát hiện ra các nguy cơ mất an toàn lao động nhằm phòng tránh và khắc phục kịp thời.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Các giấy tờ kiểm định lần đầu như: Phiếu kết quả, biên bản, giấy tờ lý lịch xe và các kiến nghị lần trước hoặc giấy tờ sữa chữa lớn (nếu có) phải giữ lại để phục vụ cho các lần kiểm định tiếp theo, để không phải tốn thời gian và chi phí lập lại.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;

– Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Các bước kiểm định xe nâng hàng

Khi kiểm định xe nâng hàng, tổ chức kiểm định phải lần lượt tiến hành theo quy định tại QTKĐ:17-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng
  • Kiểm tra nhận ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Xem xét hồ sơ kiểm định xe nâng lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

  • Xem xét việc ghi nhãn
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng…)
  • Hệ thống thủy lực
  • Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe …)
  • Đánh giá kỹ thuật của hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương…)
  • Xem xét các vết nứt của khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ…

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải;

  • Hệ thống thủy lực.
  • Hệ thống tín hiệu: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, còn điện, còi lùi
  • Hệ thống phanh:
  • Hệ thống di chuyển

Bước 4: Các chế độ thử tải- phương pháp thử;

  • Thử tĩnh: Tải trọng thử: 125% SWL hoặc bằng 125 % Q(sd),
  • Thử động: Tải trọng thử: 110% SWL hoặc bằng 110%
  • Thử phanh tay: Tải trọng thử: 100% SWL,

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

Kết thúc quá trình kiểm tra và thử nghiệm xe nâng, kiểm định viên lập biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng theo mẫu quy định. Dán tem kiểm định và ban hành kết quả kiểm định xe nâng nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

6. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi kiểm định xe nâng hàng?

  • Để sẵn sàng cho công tác kiểm định chủ sử dụng xe cần cho xe được nghỉ ngơi.
  • Để hỗ trợ cho việc kiểm định xe nâng thuận lợi hơn cần bố trí 1 tài xế để vận hành xe.
  • Cần chuẩn bị các giấy tờ kiểm định và hồ sơ có liên quan cho lần kiểm định gần nhất.
  • Chuẩn bị các giấy tờ nhập khẩu xe liên quan đến đặc tính kỹ thuật của xe (nếu có) trong trường hợp xe kiểm định lần đầu.
  • Cử 1 người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và ký vào các biên bản kiểm định, biên bản hiện trường hoặc biên bản kiến nghị (nếu có).
  • Nếu chủ sở hữu xe vắng mặt thì có thể cử người đại diện ký thay vào biên bản kiểm định.

7. Thời hạn kiểm định xe nâng hàng

  • Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là 02 năm.
  • Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

8. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

STT Tên văn bản
1 QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên;
2 QCVN 22: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;
3 QCVN 13: 2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối vơi xe máy chuyên dùng.
4 TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
5 TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;
6 TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Cầu Công te nơ – Yêu cầu an toàn;
7 TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;
8 TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại;

9. Ai được kiểm định an toàn xe nâng hàng?

Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới đủ điều kiện để thực hiện công việc này. Kiểm định an toàn xe nâng hàng có kết quả tin cậy, khách quan, chính xác thì kinh nghiệm của kiểm định viên cũng như các thiết bị, máy móc được sử dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm định.

Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) là đơn vị đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có nhiều yếu tố khiến khách hàng hoàn toàn tin tưởng lựa chọn dịch vụ của Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI) :

  • Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình kiểm định.
  • Công ty CP Huấn luyện Kiểm định An toàn Công nghiệp I (viết tắt kiểm định TCI)là một đơn vị có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
  • Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo trước, trong và sau kiểm định.

10. Chi phí kiểm định xe nâng hàng

Chi phí kiểm định an toàn xe nâng đã được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo Thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng nâng của xe mà đơn vị chế tạo đã công bố. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định xe nâng có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng Nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C được BLĐTB-XH quy định là danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. 1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng là gì? – Nồi hơi là thiết bị dùng để sản xuất

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

21/06/2023

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu Nồi gia nhiệt dầu là thiết bị dùng để gia nhiệt cho dầu tải nhiệt lên nhiệt độ cao mà nguồn nhiệt cung cấp là do sự đốt nhiên liệu, nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến quá trình tuần hoàn khép kín của dầu tải nhiệt. Đây là một loại thiết

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình vận hành, sử dụng cũng như an toàn cho người lao động, kiểm định đường ống dẫn hơi nước, nước nóng là quy định bắt buộc đối với bất cứ đơn vị nào sử dụng thiết bị. Vậy kiểm định hệ thống đường ống dẫn hơi

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực 1. Giới thiệu về Bình chịu áp lực Bình chịu áp lực hay thiết bị áp lực là thiết bị tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học hoặc là bình chứa dạng kín dùng để chứa chất lỏng, khí, khí hóa lỏng, hóa chất…. Áp suất trong thiết bị luôn cao hơn áp suất bên ngoài khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế tồn trữ và nạp khí Hệ thống điều chế, tồn trữ và nạp khí là hệ thống thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học điều chế, tồn trữ các chất khí, khí hóa lỏng và nạp vào bình chịu áp lực có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Theo quy

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh 1. Hệ thống lạnh là gì?  Hệ thống lạnh là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

21/06/2023

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế là yêu cầu bắt buộc đã được Bộ LĐTBXH quy định rõ tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH. Các tổ chức y tế, bệnh viện và trung tâm thăm khám chữa bệnh trên toàn quốc bắt buộc phải thực hiện kiểm định. 1. Hệ

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cần trục, cổng trục

Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cần trục, cổng trục

21/06/2023

Thiết bị nâng có khả năng thay thế sức người để nâng hạ và di chuyển các đồ vật, hàng hóa hay vật cồng kềnh từ vị trí này sang vị trí khác. 1. Kiểm định thiết bị nâng là gì? Thiết bị nâng nói chung và cầu trục, cần trục, cổng trục nói riêng là một trong những loại máy móc có yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn để

Số điện thoại
0915459656